Cách vệ sinh, chăm sóc, bảo quản trang sức đá quý
Dưới đây là cách vệ sinh trang sức vàng bạc, chăm sóc, bảo quản trang sức đá quý đúng đắn và đơn giản nhất, giúp món trang sức của bạn bền bỉ theo thời gian và luôn sáng đẹp như mới. Đầu tiên, để bảo quản, chăm sóc món trang sức của mình tốt nhất bạn phải nắm được một vài thông tin cơ bản của món đá quý mình sở hữu như độ cứng, đặc tính… rồi mới đưa ra được một cách vệ sinh đúng nhất.
1. Xác định độ cứng viên đá quý của mình.
Độ cứng cao nhất thuộc về tứ đại đá quý bao gồm kim cương, ngọc lục bảo, sapphire và ruby. Những loại đá quý khác sẽ có độ cứng khác nhau tùy thuộc vào từng loại đá. Nếu bạn đang sử dụng một viên đá quý có độ cứng không cao, chẳng hạn như Hổ Phách thì vấn đề trầy xước thực sự đáng quan ngại.
Ngoài độ cứng riêng của viên đá, khi gia công trang sức nhà thiết kế hoặc các thợ kim hoàn lành nghề thường gia công vàng, bạc theo dáng dấp cụ thể để có thể bao bọc, bảo vệ lấy viên đá quý nhằm giảm thiểu va chạm. Để viên đá được bền đẹp lâu hơn.
Độ cứng của đá quý được xác định dựa theo thang độ cứng Mohs. Dưới đây là thang độ cứng và độ cứng của một vài loại đá quý cơ bản. Để xác định độ cứng của các loại đá quý khác, bạn vui lòng để lại bình luận, chúng tôi sẽ giúp bạn xác định độ cứng.
2. Hạn chế va đập khi sử dụng trang sức đá quý
Mặc dù có câu nói ví von “cứng như đá”, nhưng trên thực tế đá cũng như đá quý đều sở hữu những độ cứng khác nhau. Và hiển nhiên khó tránh khỏi xước, vỡ nếu không biết nâng niu, trân trọng.
Đương nhiên, những viên đá phải đạt đủ màu sắc, độ trong, độ cứng nhất định thì mới được xác định là một viên đá quý và có giá trị chuyển nhượng. Do đó, bạn cũng đừng quá lo lắng. Viên đá quý của bạn sẽ không thể trầy xước nếu chỉ va quyệt nhẹ. Tuy nhiên, bạn nên tháo món trang sức đá quý của mình ra mỗi khi lao động nặng hoặc hoạt động mạnh.
3. Không để đá quý tiếp xúc với hóa chất
Những viên đá quý được hình thành từ quá trình trầm hóa hàng triệu năm, bản chất cấu thành của chúng là những nguyên tố hóa học tự nhiên. Nếu tiếp xúc với hóa chất thích hợp nó sẽ phản ứng và không còn giữ được giá trị riêng nữa.
Nếu bạn sở hữu một số loại đá quý có cấu trúc hóa học kém bền, dễ phản ứng với các hóa chất khác dưới đây thì cần phải đặc biệt chú ý:
- San hô: San hô sẽ dễ bị phai màu nếu tiếp xúc với các hóa chất có trong sữa tắm, dầu gội, xà bông.
- Ngọc trai: Dễ tan trong axit
- Hổ phách: Hổ phách đặc biệt kỵ với Axeton, cồn mạnh hoặc nước hoa
4. Vệ sinh trang sức vàng, chăm sóc trang sức đá quý đúng cách
Bạn nên vệ sinh cho món trang sức đá quý của mình ít nhất 1 lần/tháng. Thông thường khi vệ sinh đá quý chỉ cần dùng vải mềm thấm nước sạch lau viên đá.
Dùng kem đánh răng: Sử dụng trang sức đá quý lâu ngày khiến chúng bám bẩn, tối màu, cách đơn giản nhất để làm cho chúng sạch sẽ, sáng bóng như mới là sử dụng kem đánh răng để vệ sinh trang sức vàng bạc, đá quý.
- Phết một lượng nhỏ kem đánh răng lên bàn chải đánh răng sạch.
- Dùng bàn chải đó chà rửa món trang sức đá quý của mình nhưng đánh răng thông thường.
- Sau khi đã chải kỹ mọi ngóc ngách, xả nước rửa sạch sẽ.
- Cuối cùng là làm khô món trang sức đá quý của mình bằng máy sấy.
Dùng dầu bóng tóc: Những viên đá quý tự nhiên vẫn có quá trình sinh trưởng (vẫn còn sống). Quá trình sinh trưởng này vẫn diễn ra từ từ. Do đó, khi đeo món trang sức lên người bạn sẽ thấy có lúc nó sáng, có lúc nó u ám – đó chính là do nó hấp thụ linh khí của con người mà sinh trưởng.
Đá quý tự nhiên rất hợp với dầu bóng tóc. Việc bôi dầu bóng tóc lên viên đá quý khi bảo quản tựa như việc cho chúng ăn. Ăn no cơ thể sẽ đẫy đà, khỏe mạnh, săn chắc, béo tốt.
Nếu bạn muốn vệ sinh triệt để món trang sức đá quý của mình, cách tốt nhất là bạn nên mang nó đến các cửa hàng nữ trang, của hàng đá quý để nhận viên ở đó hỗ trợ tốt nhất cho bạn.
Xem thêm: Hướng dẫn chọn màu trang sức hợp tuổi
5. Một vài lưu ý khác
Trong khi sử dụng trang sức đá quý, bạn nên chú ý đến một vài điểm sau::
- Với vòng tay, nhẫn: Nên đeo ở tay không thuận
- Không nên đeo trang sức 24/24. Nên tháo chúng ra khi hoạt động mạnh, cần sự linh hoạt của cơ bắp để tránh va đập.
- Nên bọc vàng, bạc bên ngoài viên đá quý để giúp chúng có lớp vỏ bọc cứng cáp hơn.
- Các loại đá quý có độ cứng khác nhau không nên đeo chúng gần nhau, tạo cơ hội cho chúng va chạm dẫn tới tổn hại.
Nếu bạn biết cách bảo quản, chăm sóc nâng niu món trang sức đá quý mà mình sử dụng, tôi tin chắc rằng chúng sẽ ngày càng đẹp đẽ hơn nhiều.